Đối với mỗi trò chơi game bài nói chung hay quân bài chắn nói riêng thì việc nhớ quân bài cũng được xem như là một mẹo mà không phải ai cũng rõ, cũng biết. Vậy cách nhớ quân bài chắn như thế nào để vừa nhớ nhanh lại hiệu quả? Bài viết dưới đây site Kuku711 sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những mẹo hay nhất.
Bạn đã biết gì về quân bài chắn?
Bài Chắn được biết đến là loại bài được chơi phổ biến ở những tỉnh phía Bắc Việt nam từ thời xa xưa. Nhiều người đã bị nhầm lẫn rằng đây là trò Tổ Tôm nhưng về cách chơi bài Chắn không giống Tổ Tôm, các bạn chớ nhầm lẫn. Hiện nay với sự phát triển của mạng Internet thì rất nhiều cổng game uy tín đã thiết lập game bài chơi Chắn. Do đó khá nhiều người đã biết chơi Chắn, đặc biệt hơn cả là những người trẻ tuổi.
Bộ bài Chắn gồm có 120 quân bài. Bộ bài chắn ngoài 4 cây chi chi thì những quân bài còn lại (gồm 96 cây) đều có một nguyên tắc để gọi và nhận diện chúng. Đó là tên quân bài được hợp từ phần số ( bao gồm 2 đến 9 theo tiếng hán lần lượt là nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu) và phần chữ gồm có văn, vạn, sách.
Theo đó, số và chữ bao gồm phần bên phải là số, phần bên trái là chữ. Hiểu đơn giản như nhị vạn, tam văn… Do đó, tổ hợp của những quân bài này sẽ có là 8×3=24 quân bài. Mỗi quân bài có 4 con giống nhau. Tổng số là 96 quân bài thường và 4 quân chi chi.
Các lá bài này thường được biết bằng chữ Nho dẫn đến việc ghi nhớ các quân bài sẽ rất khó khăn, đặc biệt là đối với các thế hệ trẻ hiện nay, việc nhận diện mặt chữ phải trải qua một quá trình. Vậy nên ở phần sau chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách để ghi nhớ quân bài Chắn sao cho đơn giản và hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách nhớ quân bài Chắn phần số
Để có cách nhận diện mặt nhanh các quân bài thì trước hết các bạn nên nhận diện được các số từ nhị đến cửu (từ 2 đến 9). Những người mới tham gia game bài này hay nhìn nhầm thất và cửu, 2 số này có cách viết hao hao nhau. Sau khi nhớ được phần số rồi mới nhận mặt các phần chữ bạn nhé.
- Chữ Nhị: 2 nét (Nhị hai)
- Chữ Tam: 2 nét giống Nhị nhưng thêm 1 vạch ở giữa.
- Chữ Tứ: Hình chữ nhật (Tứ bốn, Tứ vuông chữ điền.
- Chữ Ngũ: Giống chữ “H”, có vạch ngang nằm ở dưới (Ngũ ngồi, thuyền hình người ngồi, hình cái thuyền).
- Chữ Lục: Có 2 chân (Lục cuốc cầm cái cuốc.)
- Chữ Thất: Giống chữ “T” (Thất sắc giống dấu sắc)
- Chữ Bát: Giống chữ “B” (Bát bờ giống chữ b)
- Chữ Cửu: Giống chữ “H” thường nhưng dài hơn (Cửu hỏi giống dấu hỏi)
Bộ bài Chắn gồm có 20 cây màu đỏ, bao gồm 5 quân bài Chi Chi, Cửu Vạn, Cửu sách, Bát Vạn, Bát Sách. 80 quân bài còn lại có màu đen. Khi đã nhận diện được mặt số rồi thì bạn có thể ghép chúng tương ứng với phần chữ thôi, như vậy sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều, mọi thứ theo đó cũng sẽ không còn quá khó khăn hay rào cản gì với bạn nữa.
Hướng dẫn cách nhớ quân bài Chẵn phần chữ
Để dễ dàng nhận ra hàng chữ thì các bạn chỉ cần nhớ câu dân gian mà các cụ đã truyền miệng nhau từ thời xa xưa: “réo truyền” “Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng.
Tập trung quan sát phía trên bên trái, chữ Văn có nghĩa là ký tự giống gạch chéo. Chữ Vạn giống như hình chữ điền, hình vuông. Chữ Sách có ký tự loằng ngoằng phức tạp rất dễ nhận ra.
Ngoài ra, người chơi quân bài chắn cũng nên ghi nhớ nguyên tắc ù ở các quân bài:
- Tôm: Nếu như trong bài xuất hiện Thất Văn, Tam sách, Tam vạn. Khi có 3 chắn này sẽ có đôi Tôm.
- Lèo: Trên bài có Chi chi, Cửu vạn, Bát sách. Khi có 3 đôi này thì tức là có đôi Lèo.
- Bạch định: Trên bài không có 1 cây đỏ nào, toàn cây đen.
- Tám đỏ: Trên bài có đủ 8 cây đỏ.
Với các hướng dẫn về cách nhớ quân bài chắn cả về phần chữ lẫn phần số, chúng tôi hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin đáng giá, chi tiết và vô cùng hữu ích bạn nhé. Chúc bạn thành công với những mẹo được chia sẻ trong bài viết này.