Bóng đá được biết đến là bộ môn thể thao vua thu hút rất nhiều người hâm mộ trên thế giới. Khi nhắc đến bộ môn này mọi người thường nghĩ đến hình ảnh các chàng trai trên sân cỏ.
Nhưng hiện nay bóng đá còn được sự tham gia nữ giới. Có nhiều giải đấu đã được tổ chức cho các cầu thủ nữ, trong đó cup bóng đá nữ toàn cầu là giải đấu danh giá nhất hành tinh. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử và những thông tin về giải đấu này qua nội dung dưới đây.
Mục lục
Nguồn gốc và lịch sử hình thành cúp bóng đá nữ toàn cầu
Nguồn gốc
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới hay còn gọi là World cup bóng đá nữ (có tên tiếng anh là FIFA Women’s World cup). Đây là giải đấu do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức dành cho các đội bóng nữ quốc gia là thành viên của FIFA.
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1991 tại Trung Quốc. Việc tổ chức giải đấu này vừa tạo động lực thúc đẩy bóng đá nữ phát triển, vừa thể hiện sự bình đẳng giới trong bóng đá.
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngay lần đầu tổ chức, World cup bóng đá nữ đã nhận được nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ.
Giải World cup bóng đá nữ được tổ chức theo định kỳ bốn năm một lần và đến nay đã có 8 lần tổ chức giải qua các năm 1991, 1995, 1999, 2003, 2007, 2011, 2015 và 2019.
Quy mô và thể thức thi đấu tại World cúp bóng đá nữ
Quy mô giải đấu
Lúc mới tổ chức giải bóng đá nữ vô địch thể giới chỉ có 16 vé tham dự vòng chung kết cho các đội dành cho các đội tuyển trải qua vòng sơ loại. Đến năm 2015 FIFA đã quyết định nâng số đội tham dự vòng chung kết lên con số 24 đội.
Số đội giành suất tham dự vòng chung kết được phân chia cụ thể thao từng khu vực như sau. Châu Á 5 suất; Châu Phi 3 suất; Bắc, Trung Mỹ và Caribe 3,5 suất; Nam Mỹ 2,5 suất; Châu Đại Dương 1 suất; Châu Âu 8 suất và một suất đặc cách của đội chủ nhà.
Thể thức thi đấu tại cúp bóng đá nữ toàn cầu
Trong số 24 tấm vé giành quyền góp mặt tại vòng chung kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới thì đội chủ nhà đăng cai giải được nhận một vé đặc cách. 134 đội tuyển nữ của các quốc gia thuộc FIFA sẽ thi đấu các vòng sơ loại khu vực để giành 23 tấm vé còn lại.
Tại vòng chung kết, 24 đội bóng nữ đại diện 24 quốc gia và vùng lãnh thổ được chia thành sáu bảng, mỗi bảng có bốn đội.
Các đội tại mỗi bảng thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm chọn ra hai đội đứng đầu mỗi bảng; và bốn đội hạng ba có thành tích tốt nhất trong các bảng để vào vòng đấu loại trực tiếp.
Tại vòng loại trực tiếp (còn gọi là vòng Knock-out) các đội sẽ bốc thăm chia thành từng cặp thi đấu với nhau. Đội nào giành chiến thắng sẽ tiếp tục tiến sâu hơn vào giải đấu, đội thua sẽ bị loại trực tiếp.
Nếu kết thúc 90 phút mà hai đội hoà nhau thì sẽ tiếp tục thi đấu hai hiệp phụ có tổng thời gian 30 phút. Trong trường hợp bất phân thắng bại hai đội sẽ phải bước vào thi đấu luân lưu 11m để tìm ra đội chiến thắng.
Thành tích của các đội bóng tham gia cúp bóng đá nữ toàn cầu
Giống như các giải bóng đá khác trên thế giới, thành tích mà các đội tuyển giành được tại giải đấu này đều được tổng hợp và ghi chép lại. Sau tám lần tổ chức giải, các quốc gia đạt được thành tích vô địch như sau:
- Đội tuyển Mỹ đã có 4 lần đăng quang vào các năm 1991, 1999, 2015, 2019 và một lần giành ngôi Á quân năm năm 2011. Đây cũng là đội bóng có thành tích tốt nhất tại giải.
- Đội tuyển Na Uy 1 lần vô địch năm 1995 và 1 lần giành Á quân năm 1991.
- Đội tuyển Đức đã có 2 lần liên tiếp lên ngôi vô địch năm 2003 và 2007. Năm 1995 họ cán đích ở vị trí Á quân.
- Đội tuyển Nhật Bản 1 lần đăng quang ngôi vô địch năm 2011 và 1 lần giành được vị trí Á quân năm 2015.
Các danh hiệu khác được trao tặng
Sau khi kết thúc giải đấu, ngoài các chức vô địch; huy chương Bạc hay Đồng thì các đội bóng và cầu thủ có thể nhận được những giải thưởng sau.
- Giải thưởng Fair Play dành cho đội có tính thần Fair Play nhất.
- Giải thưởng Quả bóng vàng dành cho cầu thủ có thành tích xuất sắc nhất theo kết quả bầu chọn của giới truyền thông. Quả bóng bạc và quả bóng đồng cho những người xếp vị trí thứ hai và ba trong cuộc bầu chọn.
- Giải thưởng Chiếc giày vàng cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Tương tự giải Chiếc giày bạc và Chiếc giày đồng được trao cho hai cầu thủ xếp tiếp theo trong danh sách.
- Giải thưởng Găng tay vàng dành cho thủ môn xuất sắc nhất.
- Giải thưởng cầu thủ trẻ xuất sắc nhất dành cho cầu thủ trẻ dưới 21 tuổi.
Tạm kết
Cúp bóng đá nữ toàn cầu (FIFA Women’s World cup) là giải đấu lớn nhất hành tinh dành cho các đội tuyển nữ quốc gia. Qua bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về giải đấu này. Hy vọng nó sẽ bổ ích đối với mọi người.