Thần chết là một phần không thể thiếu trong những bộ truyện thần thoại của các quốc gia. Thần thoại Hy Lạp có Hades, Trung Quốc có Diêm Vương, Ai Cập có Osiris và Việt Nam có Địa Mẫu. Tại Nhật Bản cũng có thần chết riêng cho văn hoá có mình. Ông ta tên là Shinigami, người đưa các linh hồn người chết về với âm phủ. Không chỉ tồn tại ở trong văn hoá của Nhật Bản, rất nhiều bộ manga và anime nổi tiếng đã đưa hình tượng vị thần chết này vào trong cốt truyện để mô tả sức mạnh của ông ta. Hãy cùng ku711 tìm hiểu nhé.
Mục lục
Shinigami là ai?
Trong tiếng Nhật, Shinigami là sự kết hợp giữa hai chữ Shi (cái chết) và kami (thần). Vì vậy nên hiểu một cách đơn giản nhất thì Shinigami là “Vị thần của cái chết”. Trong thần thoại Nhật Bản, người ta quan niệm rằng mọi vật đều được những “kami” (vị thần) trú ngụ. Các “kami” không hề sở hữu một hình dạng nhất quán mà tuỳ thuộc vào vị “kami” đó đang trú ngụ ở đâu. Người Nhật nói rằng, trên thế giới này có “kami” của bầu trời, “kami” của sự sống, “kami” của sự may mắn và cũng có “kami” của cái chết. Mỗi vị “kami” có những sức mạnh và vai trò khác nhau đối với sự sống. Shinigami cũng vậy, nhiệm vụ của ông là mời gọi và dẫn lối người phàm đến với cái chết.
Người Nhật có rất nhiều giả thuyết về cội nguồn của Shinigami. Có người bảo rằng, ông ta có liên quan đến Izanami, vị thần đầu tiên tạo ra sự chết chóc trong cuộc sống. Cũng có người khác bảo Shinigami và vị thần cai quản địa phủ – Yama là một. Dù vậy, có một điều chắc chắn đó chính là vị “kami” này có sự liên quan mật thiết với Izanami và Izanagi như các vị “kami” khác.
Shinigami có hình dạng như thế nào?
Trong thần thoại Nhật Bản chưa hề có một sự nhất quán về hình dạng của Shinigami. Theo quan niệm của họ, Shinigami vô hình với người thường. Ông ta luôn tồn tại xung quanh bạn nhưng bạn sẽ chẳng thể nào biết đến điều đó. Ông ta chỉ hiện ra khi mà người đó sắp chết hoặc đã chết. Có nghĩa rằng nếu một ngày bạn nhìn thấy Shinigami thì không may cho bạn là bạn sắp đón nhận cái chết.
Ngoài ra, lý do chưa hề có một hình dạng nhất định của Shinigami bởi vì mỗi người nhìn thấy ông ta với một hình dạng khác nhau. Hoặc có khi nào, trong thực tế có rất nhiều Shinigami trong cuộc sống này?
Các câu chuyện về Shinigami thực tế chỉ mới xuất hiện từ thế kỉ 18 hoặc 19. Lý giải cho điều này là vì hình tượng của vị thần chết này được người Nhật tạo ra sau khi có những giao thoa văn hoá với phương Tây. Họ tạo ra Shinigami khi mà đã được nghe những câu chuyện về Grim Reaper (thần chết của phương Tây, người dẫn lối các linh hồn về với âm phủ). Vậy nên có thể nói rằng Shinigami là một vị “kami” sinh sau đẻ muộn so với các “kami” khác trong thần thoại Nhật Bản.
Xem thêm: Sử Hộ Vương là gì? Cách chơi board game này như thế nào?
Quan niệm về cái chết trong văn hóa Nhật Bản
Trong văn hoá Việt Nam hay Trung Hoa, mọi người đều rất kiêng kị cái chết. Người ta bảo rằng cái chết là thứ mang đến sự xui xẻo và không nên nói đến cái chết quá nhiều trong cuộc sống. Nhưng ở trong văn hóa Nhật Bản thì lại khác hoàn toàn. Người Nhật không hề xem cái chết là một điều xấu và xem rằng việc chết chỉ là một phần trong chu kì của sự sống. Cũng vì thế, người Nhật không hề sợ Shinigami như cách người Trung Quốc sợ Diêm Vương.
Họ mô tả về cái chết vô cùng êm ái và nhẹ nhàng. Khi người ta chết, các Shinigami sẽ đi theo cặp và đến bên cạnh người chết rồi mời họ đi qua cái cửa giữa sự sống và cái chết. Qua khỏi cánh cửa đó là bạn đã không còn là người sống nữa. Có thể thấy rằng, các Shinigami trong đức tin của người Nhật không hề đáng sợ như các nền văn hoá khác. Vì vậy, người Nhật không hề xem cái chết là điều đáng sợ trong cuộc sống.
Thần chết trong manga/anime Nhật Bản
Với những Otaku yêu thích những bộ truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản thì không thể không biết đến bộ truyện Death Note. Hình tượng của Shinigami đã xuất hiện trong bộ truyện này và nhờ đó người biết đến vị “kami” này ngày càng trở nên nhiều hơn.
Bộ manga này mô tả vô cùng kĩ về vai trò của Shinigami trong cuộc sống và ngoài ra còn thêu thắt vài chi tiết đặc trưng về bộ truyện này như quyển Death Note biến người sống thành người chết ngay tức khắc. Không những thế, hình ảnh các vị Shinigami trong bộ truyện này còn rất đáng sợ và đó cũng là một phần mà giới hạn độ tuổi được xem bộ truyện này là khá cao.
Ngoài ra, Shinigami còn xuất hiện trong Bleach – bộ manga/anime chuyên về thần chết. Trong bộ truyện này, các Shinigami được vẽ vô cùng đẹp với việc diện các trang phục Kimono. Có thể thấy rằng Shinigami trong hai bộ truyện tranh nổi tiếng này hoàn toàn trái ngược nhau. Từ Bleach chúng ta cũng có thể thấy rằng Shinigami không hề đáng sợ một chút nào.
Kết bài
Shinigami trong thần thoại Nhật Bản có lẽ không hề đáng sợ như các vị thần chết khác trong thần thoại của các nước khác. Việc đưa hình ảnh thần chết lên manga/anime cũng là một bước đi vô cùng độc đáo của các Mangaka Nhật Bản. Điều này sẽ làm cho vị “kami” này có thể được biết đến nhiều hơn như là các vị “kami” khác ở tại xứ sở Hoa Anh Đào. Vậy bạn thấy bài viết về Shinigami này có thú vị không nào? Hãy cùng đón xem những bài viết khác của chúng tôi nhé.